fbpx
Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Cao răng gây mất thẩm mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vì vậy lấy cao răng là điều cần thiết. Tuy nhiên lấy cao răng nhiều có tốt không? Cùng 360dental.vn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.

Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Cao răng là gì? Cao răng hình thành như thế nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc lấy cao răng nhiều có tốt không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cao răng là gì? Chúng được hình thành như thế nào?

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, đây là những mảng bám có màu trắng ngà ở chân răng và nướu. Theo những nghiên cứu thì vi khuẩn chiếm đến 70% trọng lượng của lớp cao răng. Vôi răng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, viêm nha chu, buốt răng,… Nghiêm trọng hơn, cao răng là yếu tố tác động làm nảy sinh tình trạng viêm tủy ngược dòng.

Cao răng hình thành từ những mảng thức ăn thừa

Vụn thức ăn thừa còn sót lại là một trong những nguyên nhân chính hình thành cao răng. Các mảng bám, vụn thức ăn bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối Canxi Cacbonat, Calcium Phosphate trong nước bọt. Lâu dần, chúng sẽ từ lớp cao răng mỏng trở thành lớp vôi răng dày, cứng và bám chặt vào chân răng hay mép lợi.

Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Khi thực hiện lấy cao răng, nha sĩ sẽ sử dụng máy lấy cao chuyên dụng loại bỏ mảng bám, cao răng trên bề mặt răng và dưới mép lợi. Ở thân răng, nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao từ 10 đến 20 phút. Ở chân răng, nha sĩ sẽ thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm chảy máu chân răng.

Hiện nay, việc lấy cao răng sẽ được thực hiện bằng máy lấy cao sử dụng sóng siêu âm với đầu tăm có thể chuyển động linh hoạt để loại bỏ cao răng. Tuy nhiên, việc lấy cao răng cũng cần có tần suất phù hợp. Lạm dụng lấy cao răng có thể làm ảnh hưởng, tổn thương, suy yếu chân răng. Tần suất phù hợp để lấy cao răng có thể áp dụng như sau:

  • Đối với những người có men răng láng, sức khỏe răng miệng ở mức tốt, cao răng không hình thành quá nhiều thì có thể lấy cao 6 tháng/1 lần.
  • Đối với những người có men răng sần sùi, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc là thì nên lấy cao định kỳ 3-4 tháng/lần.
Việc lấy cao răng thường xuyên cũng có thể tạo ra tác dụng ngược

Giải pháp hạn chế hình thành cao răng

Cao răng không phải vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng tình trạng này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây nên vấn đề hôi miệng. Để bảo vệ răng miệng, bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau nhằm hạn chế hình thành cao răng:

  • Sử dụng bàn chải có lông mềm với kích thước phù hợp. Kết hợp với kem đánh răng loại tốt, ưu tiên sản phẩm có chứa Fluor.
Sử dụng bàn chải mềm mại chải răng ít nhất 2 lần/ngày
  • Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng để giảm thiểu nguy cơ gây tốn thương nướu và chân răng. Chỉ nha khoa là một lựa chọn tuyệt vời để vệ sinh đồ ăn còn sót lại.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày kết hợp với sản phẩm hỗ trợ như nước súc miệng, nước muối loãng.
  • Tuân thủ thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần. Lấy cao răng ít nhất 2 lần mỗi năm.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có gas, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Không nên sử dụng thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Những loại thức ăn này sẽ làm những người răng nhạy cảm xảy ra tình trạng ê buốt.
Hạn chế ăn các thực phẩm có đường và chất tạo màu
  • Hạn chế sử dụng thức ăn có chứa chất tạo màu, dễ bám vào chân răng, khó vệ sinh, dễ gây cao răng.
  • Bổ sung nhiều rau vì chứa chất xơ có công dụng làm sạch lại giúp răng chắc khỏe.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, không nên ăn nhiều thức ăn chứa đường và tinh bột.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc lấy cao răng nhiều có tốt không. Mọi thắc mắc về các vấn đề răng miệng, bạn có thể truy cập website chính thức của 360dental.vn để tìm kiếm thông tin chính xác nhất.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top