fbpx

Uống kháng sinh có làm đổi màu răng?

360dental.vn sẽ giải đáp thắc mắc “Uống kháng sinh có làm đổi màu răng?” trong bài viết sau đây. Theo dõi bài viết cập nhật ngay những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình va cả gia đình nhé!

Uống thuốc kháng sinh có làm chuyển màu răng không?

Uống kháng sinh có làm đổi màu răng?

Mỗi chúng ta dù ít dù nhiều cũng đã từng sử dụng thuốc kháng sinh để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên thuốc kháng sinh chính là thủ phạm hàng đầu dẫn tình trạng răng bị thay đổi màu sắc. Nhất là đối với trẻ em do sức đề kháng kém nên thường phải sử dụng nhiều đến thuốc kháng sinh, điều này làm tăng nguy cơ răng bị xỉn màu, ố vàng.

Các tình trạng răng do thuốc kháng sinh làm đổi màu gây mất thẩm mỹ

Trong số những loại thuốc kháng sinh hiện nay, thì Tetracycline là một trong những loại dẫn đến sự đổi màu của răng. Nếu người bệnh uống thuốc Tetracycline trước đợt mọc răng thì Tetracycline sẽ liên kết với các ion trong răng khiến răng bị chuyển sang màu vàng hoặc màu huỳnh quang. Sau khi răng mọc lên khỏi nướu, kháng sinh này sẽ bị oxy hóa khiến răng có màu nâu. Kháng sinh này khiến răng người dùng có nguy cơ ố vàng vĩnh viễn.

Ngoài Tetracyline, một số loại kháng sinh khác cũng làm chuyển đổi màu răng của người dùng như: Minocycline; Chlorhexidine; Amoxicillin;…

  • Minocycline: Cùng nhóm với thuốc Tetracyline, là tác nhân khiến cho răng bị xỉn màu từ trắng sang màu xanh xám hoặc lục xám.
  • Chlorhexidine: Khiến răng bị xỉn màu tạm thời, răng người dùng sẽ chuyển màu vàng hoặc nâu.
  • Amoxicillin: Khiến cho răng chuyển màu vàng hoặc nâu xám. Có thể tẩy sạch bằng cách đánh sạch răng.
  • Ciprofloxacin: Làm cho răng bị chuyển thành màu xanh lục nhạt.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh để tránh làm hỏng răng

Sau khi được giải đáp về vấn đề “Uống kháng sinh có làm đổi màu răng?” chắc hẳn bạn cũng thắc mắc về cách phòng tránh tình trạng này. Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp người bệnh khỏi bệnh. Khi sử dụng sai cách, lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung. Để tránh làm răng bị xỉn màu, tham khảo ngay những lưu ý sau khi dùng kháng sinh.

Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi bị nhiễm trùng hoặc có sử chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua hoặc sử dụng kháng sinh tại các hiệu thuốc có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của bạn. Nếu nhận thấy sức khỏe không ổn định, cần đến bệnh viện để được tư vấn và thăm khám cụ thể.

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ

Không dừng sử dụng nửa chừng hoặc tự ý kéo dài

Đợt điều trị bằng kháng sinh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Để hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần tuân thủ đúng liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngưng sử dụng khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu vi khuẩn không bị tiêu diệt hết có nguy cơ tái phát lại, diễn biến nặng hơn và gây ra biến chứng.

Không dùng kháng sinh hết hạn sử dụng

Khi hết hạn sử dụng, thuốc kháng sinh có thể gây ra các độc tính cao nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng của lục phủ, ngũ tạng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng men răng.

Hạn chế dùng kháng sinh từ tháng thứ 4 của thai kỳ cho đến khi trẻ 8 tuổi

Tình trạng vôi hóa răng sữa có thể bắt đầu xảy ra từ tháng thứ 4 của thai kỳ cho đến khi trẻ được 10-14 tháng tuổi. Vôi hóa đối với răng vĩnh viễn diễn ra từ 6 tháng đến 8 tuổi. Phơi nhiễm Tetracycline trong các giai đoạn này đều có thể dẫn đến ố màu răng vĩnh viễn. Vì vậy, nên hạn chế cho bé sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian này.

Hạn chế sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ

Không uống thuốc theo đơn của người khác

Sử dụng thuốc kháng sinh của người khác hoặc không do bác sĩ kê đơn là một việc làm nguy hiểm. Tùy vào mức độ bệnh lý, tuổi tác mà mỗi người có những đơn thuốc riêng. Sử dụng sai thuốc, quá liệu có thể làm giảm khả năng sản sinh men răng, biến đổi màu răng, kìm hãm sự phát triển của xương.

360dental.vn vừa giải đáp thắc mắc “Uống kháng sinh có làm đổi màu răng?”. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc về các vấn đề răng miệng, vui lòng truy cập website của chúng tôi để tìm kiếm thông tin chính xác.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top