fbpx

Hướng dẫn trẻ tập tự đánh răng

Hướng dẫn trẻ tập tự đánh răng cần phù hợp theo từng độ tuổi và cần đúng quy trình mới có thể mang lại hiệu quả vệ sinh răng miệng tốt nhất. Vì vậy trong bài viết này 360dental.vn sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhé.

Hướng dẫn trẻ đánh răng mỗi ngày

Nên đánh răng cho trẻ từ khi nào?

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, có đến 40% trẻ bị sâu răng trước khi vào mẫu giáo. Con số này cho thấy sâu răng dần trở thành căn bệnh liên quan đến trẻ em phổ biến nhất ngày nay. Tình trạng này xảy ra do sự chủ quan của cha mẹ, nhất là vấn đề liên quan đến việc cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo nhưng lại không chú trọng đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho bé. Có một vài dấu mốc mà bố mẹ có thể chú ý để vệ sinh răng miệng cho con, giúp bé có hệ răng miệng khỏe khoắn, không bị sâu, hỏng.

Từ 6 – 12 tháng tuổi

Trước khi bé mọc răng, mẹ nên vệ sinh răng nướu cho bé bằng gạc mềm thấm, nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Từ 6 đến 12 tháng tuổi, bé đã có khoảng 8 chiếc răng và răng hàm đang nhú dần lên. Trong giai đoạn này, việc vệ sinh răng miệng cần thực sự chú trọng để không làm bé bị sâu răng kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ mọc răng vĩnh viễn.

Bố mẹ hãy bắt đầu làm sạch răng của con bằng miếng vài mềm và ẩm hoặc một chiếc bàn chải nhỏ nhúng nước. Lặp lại quá trình này 2 lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần trước khi con đi ngủ.

Từ 1,5 tuổi

Giai đoạn này bé thích bắt chước, làm theo hành động của bố mẹ và mọi người xung quanh. Đây là thời điểm vàng để xây dựng thói quen đánh răng cho bé. Bạn nên để bé tự cầm bàn chải, tiếp nhận việc đánh răng và thích thú với việc này.

Cần tạo thói quen đánh răng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Từ 4 -6 tuổi

Giai đoạn này răng của bé đã mọc gần như đủ, vì vậy việc đánh răng hàng ngày là cần thiết. Ngoài thói quen đánh răng, bạn nên hướng dẫn trẻ tập tự đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất.

Lựa chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp

Để có thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ, việc đầu tiên là lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp. Nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải nhỏ kết hợp lựa chọn kem đánh răng như sau:

  • Từ 0 đến 18 tháng tuổi: Đánh răng bằng nước sạch, không dùng kem đánh răng.
  • Từ 18 tháng đến 6 tuổi: Sử dụng kem đánh răng ít flour dành riêng cho trẻ em.
  • Từ 6 tuổi trở lên: Dùng kem đánh răng chứa lượng fluor tiêu chuẩn.
Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp

Hướng dẫn trẻ tập tự đánh răng đúng cách

Chải răng hằng ngày là cách bảo vệ răng miệng đơn giản nhưng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, răng trẻ còn là răng sữa, nếu không biết vệ sinh đúng cách có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ răng miệng và gây ra một số vấn đề khác. Tham khảo ngay các bước vệ sinh răng miệng đúng cách được chúng tôi chia sẻ sau đây:

  • Bước 1: Súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng.
  • Bước 2: Làm ướt để rửa sạch bàn chải, sau đó lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ. Lượng kem đánh răng được khuyến khích là nhỏ bằng hạt đậu.
  • Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu. Đảm bảo lông bàn chải tiếp xúc được với cả răng và nướu. Hướng dẫn bé đánh mặt ngoài, chải từ hàm trên xuống và từ hàm dưới lên, có thể xoay tròng bàn chải.
Thực hiện đúng các bước để đánh răng sạch sẽ
  • Bước 4: Tiếp tục đánh mặt trong của răng, chải răng theo chiều lên, xuống hoặc xoay tròn.
  • Bước 5: Hướng dẫn bé đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng. Tiến hành chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
  • Bước 6: Dùng bàn chải thông thường hoặc bằng dụng cụ chà lưỡi chuyên dụng để chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi.
  • Bước 7: Súc lại với nước để làm sạch khoang miệng. Thời gian đầu bé thường có xu hướng nuốt bọt kem đánh răng. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị các loại kem đánh răng có thể nuốt, đồng thời nhắc bé nhổ bọt kem ra ngoài.

Hướng dẫn trẻ tập tự đánh răng không hề khó, bố mẹ chỉ cần kiên trì, tạo sự thích thú cho bé trong quá trình đánh răng, chắc chắn bé sẽ thực hiện hàng ngày thôi. Đừng quên truy cập vào trang web 360dental.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác về sức khỏe răng miệng nhé.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top