fbpx

Cách bỏ tật nghiến răng

Rất nhiều người mắc phải tật nghiến răng. Vậy có cách bỏ tật nghiến răng nào hiệu quả không? Cùng 360dental.vn đi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau nhé!

Nghiến răng khi ngủ gây ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh

Nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng

Nghiến răng là tình trạng các răng ở 2 hàm nghiến siết với nhau do sự co cơ của hệ thống nhai mà không có chủ đích. Người bị nghiến răng sẽ phát ra tiếng ken két lúc ngủ. Khi tỉnh dậy thường bị đau quai hàm, đau tai, đau thái dương, gặp khó khăn khi há miệng và hàm dưới hay bị mỏi.

Tật nghiến răng có thể gây chấn thương khớp cắn do không thực hiện chức năng của hệ thống nhai. Trước khi tìm cách bỏ tật nghiến răng, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân gây ra tật nghiến răng, đặc biệt là một vài nguyên nhân sau đây:

Stress

Yếu tố tâm lý hay những áp lực, căng thẳng chính là yếu tố hàng đầu có nguy cơ ảnh hưởng đến tật nghiến răng. Căng thẳng cảm xúc được coi là yếu tố kích hoạt chính. Vào ban đêm, người bệnh nghiến răng là sự đáp ứng đối với căng thẳng ban ngày đang diễn ra. Căng thẳng đi kèm với lo âu, làm tăng kích thích tinh thần gây nên các phản ứng của nghiến răng.

Di truyền

Theo một nghiên cứu cho thấy 21-50% người bị nghiến răng có thành viên trong gia đình từng mắc tật này. Đây được coi là yếu tố di truyền trong việc phát triển tật nghiến răng.

Nghiến răng có thể gây ra do di truyền

Sử dụng thuốc và chất kích thích

Các nhà khoa học đã chứng minh, các loại thuốc liên quan đến thần kinh như: Thuốc điều trị tâm thần, thuốc chống trầm cảm,… có tác dụng phụ làm nặng chứng nghiến răng khi ngủ. Các thức uống chứa chất kích thích như: Cafe, bia, rượu,.. cũng có tác dụng phụ như vậy.

Sai khớp cắn

Sai khớp cắn, cản trở khớp cắn cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Một răng hoặc một nhóm răng cản trở đường đi của vận động nhai bình thường. Khớp cắn ảnh hưởng lên chức năng của cơ. Vì vậy, bất kỳ thay đổi nào trong khớp cắn đều ảnh hưởng đến cơ và khớp gây nên đau thái dương hàm.

Nghiến răng gây nên đau thái dương hàm

Cách bỏ tật nghiến răng

Nghiến răng phần lớn không gây ra biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến bản thân người bệnh và những người xung quanh. Thường xuyên nghiến răng có thể gây tổn hại xương hàm, mỏi răng, gãy răng, rối loạn khớp thái dương hàm, căng đầu, đau-nhức đầu, đau mặt hoặc đau hàm nặng.

Ngoài ra, tật nghiến răng cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh cũng như những người xung quanh. Vậy có những cách nào có thể khắc phục hoặc loại bỏ tật nghiến răng?

Kiểm soát stress

Kiểm soát stress là yếu tố hàng đầu giúp bạn loại bỏ tật nghiến răng. Nếu bạn đang phải chịu áp lực nặng nề trong cuộc sống và công việc, có thể thử môt số cách giảm stress như: Tập thể dục, thư giãn tinh thần, đi ngủ đúng giờ, thay đổi môi trường dễ chịu,…

Sử dụng thuốc

Thuốc không có khả năng điều trị hiệu quả tình trạng nghiến răng mà chỉ có tác dụng làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng. Một số loại thuốc có thể sử dụng như sau:

Sử dụng thuốc để ổn định tâm lý
  • Thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau: Giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng không kiểm soát. Đồng thời, giảm thiểu những đau đớn do nghiên răng khi ngủ gây ra.
  • Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này giúp bạn giảm lo lắng trong thời gian ngắn. Sử dụng thuốc với mục đích giảm stress hay giảm các xúc tiêu cực gây nghiến răng.
  • Tiêm botox: Trong trường hợp không đáp ứng với phương pháp điều trị khác bạn có thể lựa chọn tiêm botox để hạn chế chứng nghiến răng.

Can thiệp nha khoa

Khi đến thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ lấy khuôn răng và chế tạo máng chống nghiến, bảo vệ răng tránh mài mòn. Một số loại máng chống nghiến răng còn có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm. Từ đó, giảm tần suất nghiến răng. Trong trường hợp khớp cắn của bạn bị lệch, nha sĩ sẽ thăm khám và tư vấn điều chỉnh khớp cắn đúng vị trí để giảm ảnh hưởng đến cơ nhai và răng.

Máng chống nghiến

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của 360dental.vn về cách bỏ tật nghiến răng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang gặp tình trạng nghiến răng, có thể đến nha khoa gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán tình hình chuẩn nhất.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top