fbpx
Nha khoa tổng quát 360 Dental

Răng vỡ càng lớn, chi phí điều trị càng tăng

Răng được xem là một bộ phận chắc khỏe của cơ thể, có giá trị thẩm mỹ cao. Tuy vậy, vận có một số trường hợp không may xảy ra khiến răng nứt, mẻ, vỡ hay gãy. Răng vỡ không chỉ gây mất thẩm mỹ cho hàm răng mà còn gây đau đớn, răng dễ viêm nhiễm, tổn thương, tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy… Răng vỡ càng lớn thì phương pháp điều trị càng phức tạp và chi phí sẽ càng cao hơn. Hãy cùng 360 Dental tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến răng vỡ

Răng được cấu tạo gồm 3 phần: phần bên trong chứa tủy răng, ở giữa là ngà răng và bao bọc bên ngoài là men răng. Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, chứa 96% muối và khoáng chất vô cơ. Răng có thể bị vỡ, mẻ hay nứt bởi các nguyên nhân:

– Chấn thương: Khi răng va chạm vào vật cứng hay có lực tác động bên ngoài dễ bị sứt, mẻ.

– Sâu răng: Sâu răng, đặc biệt là răng cửa gây ảnh hưởng men răng. Những vết trám răng sâu quá lớn làm răng dễ mẻ, vỡ.

– Thói quen nghiến răng: Nhiều người có thói quen nghiến răng khiến men răng mòn và yếu đi. Thậm chí men răng bị bào mòn hết, chỉ còn lại phần ngà răng màu đục.

– Chế độ ăn uống: Ăn nhiều loại thực phẩm có ga, đồ ăn cay, đồ ngọt… khiến miệng tiết nhiều acid làm phá hủy men răng. Răng yếu và dễ vỡ.

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì men răng càng lão hóa. Những người trên 50 tuổi thường có men răng yếu hơn người trẻ tuổi, vì vậy răng dễ vỡ hơn.

Nguyên nhân khiến răng dễ vỡ

Hậu quả của việc răng vỡ

Răng vỡ gây nên nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng ăn nhai:

  • Răng mẻ, vỡ làm tăng nhạy cảm, đau nhức do các kích thích từ bên ngoài đi vào các ống dẫn nhỏ trên ngà răng.
  • Ngà răng bị lộ khi răng vỡ có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu hay áp xe răng,…
  • Răng vỡ làm tăng nguy cơ bệnh lý răng miệng, dẫn đến mất răng. Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Răng vỡ nên xử lý thế nào?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ vỡ, mẻ răng mà sẽ có những phương pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, nếu răng vỡ, bạn không nên tự ý xử lý tại nhà hoặc để lâu mà nên trực tiếp đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị tốt nhất.

Răng mẻ, vỡ nhỏ

Với những trường hợp răng mẻ ít, vỡ mảnh nhỏ thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp mài răng để răng bằng phẳng lại. Nếu mẻ răng cửa thì cũng phải mài răng kế bên để 2 răng có kích thước bằng nhau. Đây là phương pháp đơn giản, ít gây đau, chi phí thấp và bạn chỉ cần đến nha sĩ một lần.

Hoặc phương pháp trám răng cũng giúp che đi khuyết điểm răng vỡ tạo lỗ hổng trên răng. Tuy nhiên, so với mài răng, trám răng có độ bền không cao và bạn sẽ phải trám lại sau 2-3 năm sử dụng.

Trám răng nếu răng vỡ tạo lỗ hổng trên răng

Trường hợp răng mẻ, vỡ mảnh lớn

Nếu răng vỡ mảnh lớn thì phương pháp điều trị tối ưu nhất là bọc răng sứ. Đây là một giải pháp hữu hiệu giúp răng bền đẹp và có hiệu quả cao so với trám răng.

Với phương pháp bọc răng sứ, bác sĩ nha khoa sẽ mài đi phần thân răng bị mẻ thành hình trụ nhỏ. Sau đó, sử dụng mão răng được chế tác bằng sứ phục hình rồi cố định lên răng để làm thân răng mới. Răng sứ có khả năng ăn nhai hệt như răng thật.

Bọc răng sứ

Răng vỡ, tổn thương nặng

Với những trường hợp răng vỡ hoặc tổn thương nặng khiến dây thần kinh, tủy lộ ra ngoài, nha sĩ sẽ thực hiện phương pháp rút tủy răng để cứu chiếc răng của bạn. Làm sạch và sát trùng bên trong răng để ngăn nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu răng đã tổn thương nghiêm trọng, bạn có thể sẽ phải nhổ bỏ răng đi. Nhổ bỏ răng tạo khoảng trống trên răng và gây ảnh hưởng trong việc ăn nhai, sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ để lựa chọn thay thế răng bị nhổ.

Tùy trường hợp răng vỡ mà phương pháp điều trị cũng khác nhau. Tuy nhiên, răng vỡ càng lớn thì mức độ nghiêm trọng càng nhiều và phương pháp xử trí cũng phức tạp hơn. Kéo théo đó là chi phí cho phương pháp điều trị răng vỡ cũng tốn kém hơn rất nhiều.

Vì vậy, hãy luôn bảo vệ răng miệng của mình thật sạch sẽ, khỏe khoắn và hạn chế các lực tác động trực tiếp gây vỡ răng. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ với 360 Dental để được tư vấn tốt nhất!

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top