fbpx
Quá Trình Mọc Răng Của Bé Diễn Ra Như Thế Nào

Quá Trình Mọc Răng Của Bé Diễn Ra Như Thế Nào?

Chắc hẳn ai cũng đã biết tầm quan trọng về việc chăm sóc răng miệng của bé. Một giải pháp để bạn có thể theo dõi và kịp thời phát hiện sớm hơn khi bé gặp phải các vấn đề về răng miệng. Đó là tìm hiểu về quy trình mọc răng của trẻ em ngay sau khi bé có dấu hiệu mọc chiếc răng đầu tiên. Càng nắm rõ kiến thức thì sẽ có cơ hội giúp răng của bé phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện hơn.

Đồng thời, trong suốt quá trình mọc răng và thay răng của bé luôn có những nguy cơ tiềm ẩn mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy được. Vậy thì hãy cùng Nha Khoa 360 tìm hiểu qua một lượt tất cả những điều quan trọng trong việc mọc răng của các bé để có thể hạn chế được những vấn đề xấu xảy ra và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bé nhé.

Khởi đầu bằng quá trình mọc răng sữa

Quá Trình Mọc Răng Của Bé Diễn Ra Như Thế Nào

Các bé sơ sinh mới chào đời sẽ không có một chiếc răng nào trong miệng, trung bình tầm 6 tháng sau thì bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, cứ như vậy mà mọc dần cho đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm 20 răng sữa gồm 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.

Có thể dựa vào thể chất mà mỗi bé có thời gian mọc răng khác nhau, một số bé mọc răng sớm tầm 4, 5 tháng đã có chiếc răng đầu tiên, tuy nhiên cũng có bé tầm 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng. Nhưng phụ huynh đừng quá lo lắng, chỉ cần trong vòng 1 năm đầu vẫn mọc răng thì bé hoàn toàn phát triển bình thường.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng

  • Bé sẽ thường có dấu hiệu chảy nước dãi nhiều ở mọi lúc.
  • Việc bé chảy quá nhiều nước dãi cũng sẽ khiến bé bị nổi mẩn khi lượng nước dãi tiếp xúc với da và mặt của bé.
  • Nước dãi tiết ra nhiều cũng sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho bé và làm bé ho sặc nhiều lần.
  • Trẻ sẽ có biểu hiện bắt đầu gặm bất cứ thứ gì nằm trong tầm mắt của chúng bởi khi mầm răng xuất hiện sẽ đâm xuyên qua lợi sẽ khiến bé không thoải mái và có cảm giác ngứa ngáy.
  • Khi bắt đầu mọc răng cũng có khả năng khiến bé thực sự chán ăn bởi sự đau đớn khi uống sữa mẹ hoặc bình bú, lúc đó sẽ khiến cơn đau của bé tồi tệ hơn và dẫn đến chán ăn.

Những lưu ý cần biết trong quá trình mọc răng ở trẻ

  • Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào phần ăn của mẹ và bé khi bé có dấu hiệu mọc răng, để bé vừa nạp được canxi từ thức ăn và vừa nạp đủ canxi từ sữa mẹ.
  • Phụ huynh có thể vệ sinh sạch sẽ tay của mình và dùng một ngón tay chà nhẹ lên vùng lợi răng đang mọc khoảng 2 phút để bé bớt khó chịu.
  • Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, phụ huynh có thể cho trẻ ăn đồ ăn và uống chất lỏng mát để giúp giảm đau lợi.
  • Đừng nên dùng gel bôi trơn cho bé khi bé mọc răng vì các chất chứa chứa trong loại gel này có thể là một chất gây hại cho bé. Bạn cần trao đổi thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc khi bé mọc răng.

Những biện pháp mà phụ huynh có thể áp dụng tại nhà để giữ cho răng bé luôn khỏe mạnh

Trong suốt quá trình bé bắt đầu mọc răng, ngoài việc giúp bé cảm thấy thoải mái thì bố mẹ cũng nên chăm sóc cho bé và giữ chiếc răng sữa luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

Ngăn ngừa sâu răng sữa ở trẻ: Khi bé vừa mọc răng, bạn nên dùng vải mềm hoặc miếng gạc lau sạch. Khi răng mọc nhiều hơn, hãy hướng dẫn cho bé sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp với nước trong những tháng đầu. Ngoài ra để ngăn ngừa sâu răng cho bé, sau khi bé bú xong bạn lập tức lấy bình sữa ra ngay, đặc biệt là vào buổi tối. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn những loại có ít đường và sau đó tiếp tục uống sữa vào ban đêm ở mức tối thiểu.

Kiểm tra răng miệng: Khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, bố mẹ hãy đưa con đến nha sĩ để kiểm tra và thường xuyên tái khám để giữ cho răng bé được khỏe mạnh và mọc đều.

Khoảng thời gian bé mọc răng luôn là giai đoạn khó khăn đối với bé, vậy nên ba mẹ hãy chịu khó để ý đến bé nhiều hơn cũng như Nha khoa công nghệ cao 360 Dental hy vọng qua bài viết này, các phụ huynh sẽ hiểu hơn về quá trình mọc răng của bé để có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Nha Khoa 360 vẫn luôn là nơi tư vấn tận tình về răng miệng. Nếu gặp những vấn đề trên thì hãy liên lạc để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất trong việc bảo vệ răng miệng cho bạn và cả gia đình bạn.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top