fbpx
Cần làm gì khi bị trễ lịch tái khám chỉnh nha (niềng răng)

Cần làm gì khi bị trễ lịch tái khám chỉnh nha (niềng răng)?

“Cần làm gì khi bị trễ lịch tái khám chỉnh nha (niềng răng)?” là vấn đề không phải ai cũng có thể xử lý được. Nhất là với những người đang ở thời gian đầu của việc niềng răng. Trong bài viết này, 360dental.vn sẽ chia sẻ đến các bạn hướng xử lý trong trong trường hợp này nhé.

Tác hại của việc trễ hẹn tái khám chỉnh nha

Trong suốt quá trình chỉnh nha, người chỉnh nha sẽ phải đến gặp bác sỹ theo đúng lịch hẹn để thực hiện việc tái khám Thời gian tái khám bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Điều này sẽ được các bác sỹ quyết định sau khi thăm khám. Do đó việc tái khám theo lịch hẹn là điều cần thiết.

Trong trường hợp không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, thường xuyên trễ hẹn tái khám chỉnh nha, có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Răng di chuyển không đúng vị trí: Như chúng ta đã biết, quá trình niềng răng sẽ diễn ra qua nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn sẽ cần sự can thiệp của bác sỹ để có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. Mục đích giúp răng có thể dịch chuyển đúng vị trí mong muốn. Vì vậy khi trễ lịch tái khám có thể khiến cho răng bị di chuyển lệch vị trí so với mong muốn ban đầu.
Trễ hẹn tái khám có thể khiến răng di chuyển không đúng vị trí
  • Qúa trình niềng răng có thể kéo dài hơn so với dự kiến. Khi thời gian niềng răng kéo dài có thể gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và thời gian đến gặp bác sỹ cũng sẽ nhiều hơn.
  • Những bất thường có thể sẽ không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Những bất thường về sức khỏe răng miệng có thể không được phát hiện kịp thời

Như chúng tôi đã chia sẻ, lịch tái khám sẽ tùy vào từng trường hợp. Nhưng thông thường sau mỗi 3-6 tuần, các bác sỹ sẽ hẹn để tái khám. Bởi thời gian này sẽ phù hợp với sinh lý tự nhiên để răng có thể di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác. Hơn nữa thời gian để xương có thể tái tạo lại phải mất khoảng 3 tuần.

Khi tái khám, các bác sỹ ngoài việc kiểm tra sức khỏe răng miệng, xác định nguy cơ viêm nhiễm do tác động của mắc cài…các bác sỹ còn thực hiện một số công việc như: Thay thun, thay dây cung, tăng lực siết…

Cần làm gì khi bị trễ lịch tái khám chỉnh nha (niềng răng)?

Khi đã trễ hẹn lịch tái khám, vậy điều mà bạn cần làm là gì? Các bạn có thể tham khảo một số thông tin được chia sẻ dưới đây nhé:

  • Đến gặp bác sỹ để được thăm khám ngay khi có thể. Bởi trong một số trường hợp, khi đã đến lịch hẹn tái khám, nhưng do bạn phải xử lý một số công việc đột xuất, ngoài ý muốn. Sau khi đã xử lý xong công việc, các bạn nên đến gặp bác sỹ ngay nhé.
Hãy đến gặp bác sỹ ngay khi có thể
  • Trong trường hợp bạn chưa thể xử lý xong công việc cá nhân, hãy liên hệ đến bác sỹ để xin ý kiến về việc bạn có thể trì hoãn việc tái khám tối đa trong thời gian bao lâu. Từ đó có phương án sắp xếp tái khám trong thời gian sớm nhất, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của việc niềng răng.
  • Trong thời gian bị trễ lịch tái khám, vẫn thực hiện việc chăm sóc răng miệng và những vấn đề liên quan theo đúng hướng dẫn của bác sỹ như hạn chế ăn đồ cứng, dai. Bên cạnh đó việc cắt nhỏ thức ăn cũng là điều mà bạn nên thực hiện thường xuyên.

Mặc dù vậy, chỉ trong trường hợp bất khả kháng không có phương án nào thay thế, mới nên trễ lịch tái khám. Bởi như chúng tôi đã chia sẻ, việc trễ hẹn tái khám có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nó có thể khiến cho hiệu quả niềng răng của bạn bị ảnh hưởng, cũng như có thể kéo dài thời gian niềng răng của bạn. Bên cạnh đó những sự cố, rắc rối có thể xảy ra trong quá trình bạn niềng răng cũng không được phát hiện và xử lý sớm…Vì vậy việc chủ động sắp xếp để trái khám đúng hẹn là điều vô cùng quan trọng.

Như vậy sau khi theo dõi bài viết này của 360dental.vn, chắc hẳn các bạn cũng đã biết cần làm gì khi bị trễ lịch tái khám chỉnh nha (niềng răng) rồi đúng không nào. Hy vọng những thông tin được chia sẻ có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tìm kiếm thông tin của các bạn.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top