fbpx
Thẩm mỹ răng sứ tại Nha khoa 360 Dental

Tụt lợi – nguyên nhân và cách điều trị tụt lợi

Ngày nay, mọi người dường như vẫn còn xem nhẹ các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vì vậy, ngày càng nhiều người gặp các vấn đề về sâu răng, viêm lợi,… Trong đó, tụt lợi đang là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Tụt lợi triệu chứng răng miệng nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Vậy tụt lợi là gì? Cách chữa trị tụt lợi như thế nào? Hãy cùng 360 Dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là hiện tượng lộ chân răng do lợi bị co lại. Có thể hiểu, tụt lợi là do sự di chuyển của lợi về phía chân răng làm lộ bề mặt chân răng. Ban đầu, bạn sẽ khó cảm thấy sự khác biệt. Tuy nhiên nếu để càng lâu sẽ có thể xuất hiện viêm và nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đây là điềm báo trước sự mất cement chân răng, lộ ngà và tăng cảm giác. Hậu quả của tụt lợi là răng ê buốt, giảm thẩm mỹ, giắt thức ăn ở kẽ răng, mòn chân răng. Nếu nghiêm trọng, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng mất răng. 

Tụt lợi là hiện tượng lộ chân răng do lợi bị co lại

Nguyên nhân dẫn đến tụt lợi là gì?

Những phiền phức do tụt lợi từ đâu mà có, hãy cùng 360 Dental điểm qua một số nguyên nhân như sau:

Tụt lợi do bị viêm nhiễm

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tụt lợi. Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn gây sâu răng, vi khuẩn bám ở các vùng nướu răng,… Những vi khuẩn này tích tụ ngày càng nhiều làm cho phần chân răng bị lộ ra rõ rệt hơn. Lúc đó, răng của bạn sẽ bị ê buốt, đau nhức và nhạy cảm hơn. 

Tụt lợi do cấu trúc răng

Tấm xương phủ phía ngoài chân răng rất mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn sẽ kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Bởi vậy, cấu trúc răng cũng là yếu tố ảnh hưởng trầm trọng tới co lợi. 

Ngoài ra, mức độ lợi bị tụt còn phụ thuộc vào vị trí của răng trên cung hàm. Góc chân răng và độ cong của bề mặt chân răng cũng dễ ảnh hưởng đến vùng lợi xung quanh. 

Nguyên nhân gây tụt lợi

Tụt lợi do di truyền

Trên thực tế, gen và tiền sử gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn. Theo một số nghiên cứu, 30% dân số có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao hơn phần còn lại. Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn các vấn đề di truyền để có chăm sóc răng miệng tốt nhất. 

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Đây có lẽ là vấn đề của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Đầu tiên, bạn đã sai ở phần chọn bàn chải. Lông bàn chải quá cứng rất dễ khiến lợi của bạn bị tổn thương. Bên cạnh đó, có lẽ bạn đã chải răng sai kỹ thuật dẫn đến mòn lợi. Mặc dù chải răng là tốt lợi nhưng chải răng sai kỹ thuật và quá mạnh sẽ làm tụt lợi. 

Cần làm gì để khắc phục triệu chứng tụt lợi?

Tụt lợi là một bệnh răng miệng thường gặp. Tuy nhiên, nếu không kịp thời chữa trị thì tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

Điều trị tụt lợi

360 Dental xin gửi đến bạn một số lời khuyên sau:

Tình trạng tụt lợi nhẹ 

Ở giai đoạn này, bạn sẽ khó có thể cảm thấy điều gì bất thường. Khi bệnh chưa quá nghiêm trọng thì cách chữa trị tụt lợi cực kì đơn giản:

– Thay đổi lại cách đánh răng nếu bạn đang đánh răng sai cách. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay tròn. Tuyệt đối bạn không được chải ngang vì sẽ làm nướu tụt nhiều hơn. 
– Dùng nước súc miệng thường xuyên để giảm ê buốt và mòn chân răng
– Sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm, tránh mòn kẽ răng.
– Đến nha khoa làm sạch các mảng bám cao răng. Thao tác lấy cao răng khá đơn giản nhưng có thể loại bỏ 90% các vi khuẩn quanh kẽ răng. 

Tình trạng tụt lợi nặng 

Giai đoạn này có thể nhìn thấy bằng mắt thường và cảm giác ê buốt răng trở nên nghiêm trọng. Lúc này bạn cần xác định nguyên nhân gây ra mà có phương án điều trị triệt để. Bệnh tụt lợi thường được điều trị bằng cách ghép vạt lợi. Phương pháp này nhằm phục hồi phần lợi che phủ chân răng. 

Các phương pháp che phủ chân răng gồm: vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô. Nha sĩ sẽ đánh giá mức độ, vị trí tụt lợi, cấu trúc và số lượng răng. Từ đó đánh giá và đưa ra phương án chữa trị ghép vạt lợi phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Nếu bạn bị tụt lợi do mất răng lâu ngày làm tiêu xương, bạn phải phục hình lại răng đã mất. Để khắc phục điều đó, nha sĩ thường ghép xương hoặc cấy ghép Implant trước. Sau đó, kiểm tra khả năng khắc phục tụt lợi rồi mới xem có cần ghép vạt lợi hay không.

Phòng ngừa và điều trị tụt lợi

Phòng ngừa tụt lợi như thế nào?

Tụt lợi mang lại cho bạn khá nhiều phiền phức. Vì vậy, bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận để có hàm răng chắc khỏe. Chúng ta cần chú ý một số điều như:

– Chải răng đúng cách. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng hàng ngày. 
– Không ăn những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng các chất kích thích như cafe, thuốc lá,… Những chất này rất có hại và dễ gây nên các bệnh về răng miệng. 
– Đi kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ. Bạn nên đến gặp nha sĩ 6 tháng/lần để được kiểm tra và tư vấn. 

Đến với 360 Dental, chúng tôi tự tin là địa chỉ Nha khoa uy tín, chất lượng. Tại đây có đội ngũ nha sĩ có kinh nghiệm trong việc trị các bệnh về viêm răng lợi hiệu quả. Bên cạnh đội ngũ có tay nghề, chúng tôi còn có những trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao. Đặc biệt, đến đây, bạn sẽ được hưởng những dịch vụ chăm sóc, tư vấn tận tình. Đảm bảo sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng và tin tưởng nhất. 

Như vậy, tụt lợi là triệu chứng về răng miệng mà khá nhiều người gặp phải. Bệnh này nếu để lâu dài sẽ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy đến với 360 Dental để được tư vấn và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên lạc với chúng tôi theo hotline:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top