fbpx
tác dụng của răng sữa

Tác dụng của răng sữa là gì?

Răng sữa, hay còn gọi là răng trẻ em, có tác dụng vô cùng quan trọng đối với trẻ. Răng sữa giúp trẻ tiêu hoá thức ăn, giúp xương hàm phát triển hay phát âm. Hãy cùng Nha khoa 360 Dental tìm hiểu về tác dụng của răng sữa cũng như cách bảo vệ răng sữa của trẻ qua bài viết dưới đây.

Răng sữa là gì?

Răng sữa, còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời, mọc lên trong giai đoạn phôi thai và hiện hữu ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Độ tuổi bắt đầu mọc răng sữa ở trẻ là vào khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Có tất cả 20 chiếc răng sữa.

Đến lúc trẻ khoảng 6 tuổi, các răng sữa dần rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Răng sữa, còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời

Tác dụng của răng sữa

Tuy là răng tạm thời nhưng răng sữa cũng có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và phát triển của trẻ. Tác dụng của răng sữa có thể kể đến như:

Răng sữa giúp trẻ tiêu hoá thức ăn: Bước sang tháng thứ 6, trẻ bắt đầu tập ăn các loại thức ăn cứng hơn ngoài sữa mẹ, chẳng hạn như bột ăn dặm, cháo nghiền,… Vậy nên, răng sữa có vai trò trong việc nhai và tiêu hoá thức ăn của trẻ.

Giữ chỗ cho răng trưởng thành: Đến giai đoạn trẻ thay răng sữa, chân răng sẽ dần tiêu đi và nhường chỗ cho một răng vĩnh viễn mọc lên ở đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng và phải nhổ sớm, răng vĩnh viễn bên dưới chưa kịp phát triển và mọc ngay được, lỗ nhổ răng bị bịt lại và cứng, khiến răng vĩnh viễn mọc lên chậm, có thể bị lệch. Còn trường hợp răng sữa lung lay mà không được nhổ sớm, răng vĩnh viễn bên dưới sẽ mọc lệch, không đúng vị trí, ảnh hưởng lớn tới thẩm mĩ sau này.

Phát âm: Nếu răng sữa bị hỏng và phải nhổ sớm, trẻ có thể nói ngọng.

Giúp xương hàm phát triển: Nhờ có răng sữa mà trẻ có thể nhai và cắn thức ăn, những cử động này giúp cho xương hàm được phát triển bình thường.

Tác dụng của răng sữa

Thẩm mĩ: Nếu răng sữa bị sâu, điều này có thể làm trẻ bớt tự tin trong việc phát âm và ảnh hưởng đến giao tiếp.

Răng sữa chứa tế bào gốc: Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra ra rằng răng sữa có chứa tế bào gốc. Việc lưu trữ và bảo quản tế bào gốc ở răng sữa sẽ đem lại hy vọng để chữa các bệnh hiểm nghèo sau này.

Cách chăm sóc răng sữa đúng cách

Răng sữa đối với trẻ có vai trò quan trọng không nhỏ, để trẻ có hàm răng tốt, bố mẹ nên tìm hiều các biện pháp chăm sóc răng sữa cho trẻ:

  • Trẻ còn nhỏ, chưa biết tự đánh răng hay chưa biết súc miệng và nhổ ra thì ba mẹ có thể cho trẻ súc miệng sau khi ăn. Hằng ngày dùng khăn mặt mỏng hoặc gạc quấn vào đầu ngón tay rồi vệ sinh răng cho trẻ.
  • Khi trẻ biết súc miệng và nhổ ra thì bắt đầu cho trẻ tập đánh răng (khi trẻ khoảng 3 tuổi). Đầu tiên ba mẹ hãy đánh răng cho trẻ để trẻ làm quen, khi trẻ đã quen với việc đánh răng thì để trẻ tự làm. 
  • Ba mẹ cần lựa chọn bàn chải nhỏ, mềm dành riêng cho trẻ em và kem đánh răng cũng vậy. Lưu ý chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt đậu đen. Bố mẹ hãy đánh răng cho trẻ đúng cách: đánh răng theo chiều lên và xuống ở mặt ngoài răng và cả lợi, mặt trong răng cũng vậy, với mặt nhai, để lông bàn chải thẳng đứng và chải ngang từng đoạn ngắn.
  • Ba mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa Flour, tốt cho răng như cá, trứng, sữa. Đặc biệt, nếu trẻ uống sữa hay ăn kẹo buổi tối, ba mẹ hãy nhắc trẻ làm sạch răng vì nếu để qua đêm, lượng đường còn bám lại ở răng sẽ lên men và gây hỏng men răng.
Chăm sóc răng sữa cho trẻ

Đến với Nha khoa công nghệ cao 360 Dental, ba mẹ có thể yên tâm về sức khoẻ răng miệng của trẻ. Với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, chúng tôi sẽ khám và điều trị răng sữa cho trẻ em, bao gồm nhổ răng sữa, điều trị răng sữa bị sâu và các dịch vụ khác. Liên hệ với 360 Dental để trẻ có sức khoẻ răng miệng tốt nhất.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top