fbpx
sâu răng là gì cách điều trị sâu răng

Sâu răng là gì và cách điều trị sâu răng ra sao?

Sâu răng là căn bệnh phổ biến nhất trong tất cả các vấn đề răng miệng. Sâu răng gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc phải, nhất là trẻ em. Tìm hiểu về sâu răng và những nguyên nhân gây bệnh sâu răng giúp mọi người hiểu hơn, biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh phá hủy cấu trúc của răng, nếu không được điều trị kịp thời, hệ quả có thể dẫn tới như đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng huyết.

Sâu răng do một số loại vi khuẩn có khả năng tạo acid gây nên. Chúng tích tụ trên các mảng bám và hình thành lỗ trên răng. Trong điều kiện ăn uống nhiều đường, nước ngọt, nước có gas,… thì tình trạng sâu răng càng dễ xảy ra hơn. Các vị trí thường xuyên sâu răng như: sâu răng hàm trên, hàm dưới, răng khôn,… bởi đó là những vị trí khó vệ sinh và dễ xuất hiện mảng bám.

Sâu răng là một bệnh phá hủy cấu trúc của răng

Phân loại sâu răng

Tùy thuốc vào từng tiêu chí mà có những cách chia sâu răng khác nhau:

Chia theo vị trí :

Sâu chân răng: Sâu chân răng trong trường hợp nướu lợi tụt, vi khuẩn dễ dàng ăn mòn chân răng vì chân răng yếu hơn thân răng.

Sâu thân răng: vi khuẩn hình thành những vết sâu ở thân răng hoặc phần kẽ giữa răng bị sâu với các răng khác.

Chia theo giai đoạn

Sâu men răng: Men răng là lớp ngoài của răng. Sâu men răng là giai đoạn đầu khi răng mới bị sâu hình thành, xuất hiện các vết màu nâu, vàng hoặc trắng đục trên răng. Giai đoạn này chưa gây ra đau đớn cho người sâu răng

Sâu ngà răng: Nếu sâu men răng tiến triển không chữa trị sẽ trở thành sâu ngà răng.

Sâu tủy răng: Sau khi vào đến ngà răng, vi khuẩn tiếp tục tấn công tủy răng gây ê buốt và đau nhức nhiều. Sâu tủy răng khiến răng yếu, lung lay và thậm chí có mủ

Phân loại sâu răng

Dấu hiệu nhận biết sâu răng

Một số dấu hiệu có thể nhận biết khi răng bị sâu như:

Xuất hiện vết trắng đục hoặc các đốm đen trên răng: Đây là trường hợp răng sâu nhẹ, vi khuẩn làm bào mòn men răng khiến mất các lớp khoáng chất, canxi răng.

Răng đổi màu: Răng sâu sẽ bị chuyển màu sang màu sẫm hơn do rối loạn dinh dưỡng trên răng. Tủy răng sẽ bị ảnh hưởng và chuyển sang màu sẫm nếu không được nuôi dưỡng tốt.

Đau nhức, ê buốt răng: Người bị sâu răng vào đến phần tủy răng, ngà răng sẽ có cảm giác đau nhức và khó chịu. Răng trở nên nhạy cảm hơn với các thực phẩm nóng, lạnh, cứng…

Hơi thở có mùi hôi: các vi khuẩn khi tích tụ trên mảng bám tạo ra các acid phá hủy men răng, do đó gây ra tình trạng hôi miệng khó chịu.

Chảy máu chân răng, chảy máu lợi: Các vấn đề về viêm lợi, nha chu hay bệnh sâu răng có thể xảy ra tình trạng thường xuyên chảy máu chân răng.

Sưng lợi: Răng sâu gây ra tình trạng nhiễm trùng, ảnh hưởng các dây thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng sưng lợi.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng

Điều trị răng sâu

Nếu bạn đang gặp vấn đề răng miệng hoặc nhận thấy mình bị sâu răng thì nên thăm khám tại các cơ sở nha khoa, thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng hợp lý nhất.

Điều trị bằng Fluor:

Nếu sâu răng chỉ đang ở giai đoạn nhẹ, điều trị bằng fluor có thể giúp khôi phục lại men răng và hỗ trợ điều trị sâu răng trong giai đoạn sớm. Điều trị bằng fluor như sử dụng nước máy, kem đánh răng chứa fluor, nước súc miệng….

Thay đổi chế độ dinh dưỡng: 

Chế độ dinh dưỡng hạn chế đồ ngọt, các thức uống có gas, có nhiều đường,… nhằm hạn chế sự phát sinh vi khuẩn, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn

Trám: 

Trám răng là một phương pháp phục hình, điều trị khi sâu răng đã tiến triển qua giai đoạn sớm. Chất trám được làm bằng các chất liệu khác nhau như nhựa composite, hỗn hợp sứ,…

Bọc răng sứ: 

Nếu răng đã sâu trong diện rộng hoặc răng trở nên yếu đi thì bạn có thể bọc răng sứ, bao phủ toàn bộ thân răng, đem đến hàm răng trắng sáng.

Bọc răng sứ là một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng

Nhổ răng: 

Khi răng sâu nghiêm trọng không phục hồi cần loại bỏ bằng phương pháp nhổ răng. Nhổ răng có thể để lại khoảng trống, khiến răng cạnh bị xô lệch, di chuyển hoặc yếu theo.

Chế độ chăm sóc răng miệng: 

Đánh răng đều đặn 2-3 lần/ ngày sau ăn ít nhất 30 phút. Đồng thời, thường xuyên đến thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế.

Sâu răng là bệnh lý răng miệng gặp ở phần lớn người Việt Nam. Việc phát hiện và điều trị sớm là cách để bảo vệ răng miệng của mình. 

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top