fbpx
sâu răng có nguy hiểm không

Sâu răng có nguy hiểm không? Biện pháp phòng ngừa sâu răng

Sâu răng gây ra nhiều khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Vậy sâu răng nguy hiểm thế nào và cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả ra sao?

Sâu răng có nguy hiểm không?

Sâu răng là tình trạng tổn thương cấu trúc răng do sự hoạt động của vi khuẩn. Đây là vấn đề răng miệng thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ ai và độ tuổi nào. Ngoài việc có thể làm rụng răng, ảnh hưởng ăn uống, giao tiếp thì sâu răng còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm khác như:

Tăng nguy cơ tiểu đường

Vi khuẩn xâm nhập vào răng bằng cách tấn công vào các lớp cấu trúc men răng, ngà răng và tủy răng. Vi khuẩn gây kích thích khoang miệng, làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường máu. Chính vì vậy, việc chuyển hóa đường thành năng lượng khó khăn, gây nên bệnh tiểu đường.

Sâu răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cơ thể

Suy giảm trí nhớ

Theo nghiên cứu, khả năng ghi nhớ có liên quan chặt chẽ đến tình trạng răng miệng. Răng bị sâu sẽ làm một phần não bộ bị ảnh hưởng, làm giảm độ nhạy cảm của các vùng khác lên não. Từ đó gây nên suy giảm trí nhớ.

Gây khó khăn trong mang thai

Phụ nữ có thai mắc các vấn đề răng miệng có nguy cơ sinh non cao gấp 3 lần phụ nữ khỏe mạnh. Có tới 25% phụ nữ bị sâu răng sinh sớm trước tuần 35.

Nguy cơ ung thư

Răng sâu tiềm ẩn nguy cơ gây nên ung thư vòm họng, hay ăn sâu vào tủy gây nên nhiễm trùng và biến chứng ung thư.

Các bệnh tim mạch

Răng sâu khiến vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng huyết hoặc các bệnh viêm màng tim, đột quỵ, tắc mạch,…

Phòng ngừa sâu răng

Vi khuẩn và đường là hai yếu tố chính hình thành răng sâu. Việc chăm sóc răng miệng, kết hợp với một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất.

Thay đổi thói quen ăn uống.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe, vừa ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng.

Bạn không nên ăn nhiều thực phẩm giàu đường và acid phytic – chất ngăn ngừa sự hấp thụ canxi răng. Thay vào đó, nên bổ sung thêm các loại rau củ giàu chất xơ, các loại hạt, chế phẩm sữa,… hay các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như hải sản, cá trích, cá hồi,…

Đánh răng đúng cách

Đánh răng 2-3 lần một ngày là yếu tố quan trọng giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, giảm thiểu nguy cơ sâu răng. Cách đánh răng khoa học:

  • Súc miệng với nước khoảng 30 giây nhằm loại bỏ một phần mảng bám
  • Rửa sạch bàn chải, lấy kem đánh răng vừa đủ
  • Đặt bàn chải nằm ngang, xoay nghiêng góc 45 độ so với viền nướu.
  • Đnahs nhẹ nhàng, xoay tròn hoặc theo chiều dọc răng
  • Di chuyển bàn chải đều trên các răng
  • Đánh mặt trong của răng, giữ bàn chải theo chiều dọc và di chuyển nhẹ nhàng
  • Chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng
  • Súc lại bằng nước

Thời gian đánh răng thông thường là 2-3 phút. Bạn không nên chải răng theo chiều ngang vì có thể gây mất men răng. Đồng thời, lựa chọn bàn chải tròn, kích thước phù hợp khoang miệng, thay đổi 3 tháng/lần.

Cách chăm sóc răng miệng

Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng

Chỉ nha khoa có tác dụng làm sạch những kẽ răng sâu bên trong cung hàm như răng hàm, răng khôn. Sau khi chải răng, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng.

Lấy cao răng định kỳ

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là những mảng vụn bám bị vôi hóa bởi hợp chất canxi phosphat có trong nước bọt. Vôi răng hay tích tụ trên cổ răng, màu trắng đục, vàng hay nâu sẫm.

Cao răng là một trong những nguyên nhân gây nên sâu răng và cách bệnh lý răng miệng khác. Vì vậy, cần lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Sâu răng sẽ được ngăn ngừa bằng những phương pháp chăm sóc hằng ngày của bạn. Để có thể tìm hiểu thêm về những kiến thức răng miệng, tư vấn và điều trị sâu răng, mời các bạn liên hệ với 360 Dental.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top