fbpx

Răng khôn là gì? 8 điều bạn cần biết trước khi nhổ răng khôn

Bài viết được nhận tư vấn chuyên môn từ Bs. Nguyễn Thy Nga, BSCK1. This article was revised by DDs. Nguyen Thy Nga for its accuracy.

I. Răng khôn (răng số 8) là gì?

1. Răng khôn là răng nào? Mỗi người có mấy răng khôn?

Răng khôn (răng số 8) là răng mọc cuối cùng, cũng được biết đến như là răng hàm (răng cối) thứ ba. Một số người có thể không mọc răng khôn, đa số có từ 1-4 răng khôn, và trường hợp cực kỳ hiếm thì có hơn 4 răng khôn. Phần lớn mọi người mọc răng khôn từ năm 17-25 tuổi, nhưng cũng không phải chuyện lạ khi mọc răng khôn khi đã hơn 30 tuổi.

Các răng đánh số 18, 28, 38, 48 là răng khôn (răng số 8).
Các răng đánh số 18, 28, 38, 48 là răng khôn (răng số 8).
💡 Tự nhận biết răng khôn: để biết răng trong cùng có phải răng khôn không, bạn có thể đếm từ răng cửa đầu tiên vào trong như hình trên. Răng khôn là răng thứ 8.  

2. Tại sao mọc răng khôn

Trong quá trình tiến hóa từ vượn sang người, từ người tiền sử thành người hiện đại, chế độ ăn thay đổi từ hạt cứng, lá, và thịt sống sang đồ ăn chín, đồ ăn chứa đường nhiều năng lượng khiến cấu trúc hàm của con người phát triển theo hướng bé đi. Răng khôn dần dần mất chức năng nhai cắn, và phần xương hàm dần chỉ đủ chỗ cho 28 răng.

💡 Nhiều người đùa là "tôi không mọc răng 8, tức là tôi tiến hóa hơn những ai có mọc!"

3. Răng khôn có ích không?

Đối với người tiền sử thì có, nhưng đối với người hiện đại thì khoa học đã chứng minh là răng số 8 hoàn toàn không còn công dụng.

4. Biến chứng do răng khôn

Cũng chính vì xương hàm nhỏ chỉ đủ cho 28 răng nhưng răng số 8 vẫn tiếp tục mọc, chúng sẽ không đủ chỗ mọc bình thường, mà phải tự tìm hướng khác như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm vào răng số 7, có lúc lại nhú lên khỏi lợi (nướu) một chút rồi ngừng.

Video minh họa 3D về biến chứng răng khôn

a. Viêm lợi trùm, viêm mô tế bào

Tiếng Anh: pericoronitis, infection

Răng khôn mọc lệch và bị dắt thức ăn, do vùng này khó vệ sinh làm sạch nên vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm lợi trùm và tạo  túi mủ (áp xe), cứng hàm.  Nếu tình trạng viêm nhiễm này kéo dài sẽ phá hủy xương xung quanh răng này và các răng hàm bên cạnh. Trường hợp nặng thì gây viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết… Phần lợi (nướu) trồi lên cũng có thể bị cọ xát với răng hàm đối diện, gây đau đớn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

hình vẽ minh họa viêm lợi trùm biến chứng mọc răng khôn
Hình minh họa viêm lợi trùm
hình ảnh viêm lợi trùm biến chứng nhổ răng khôn
hình ảnh bệnh nhân bị viêm lợi trùm

b. Sâu răng hàm bên cạnh

Tiếng Anh: erosion cavity

Răng khôn mọc lệch, kẹt, nghiêng, tựa vào răng kế bên, thức ăn sẽ bị nhồi nhét vào vị trí khó làm sạch này; vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây viêm nhiễm.  Kết quả là chính răng khôn cùng các răng kế cận bị sâu. Răng kế cận răng khôn là răng cối lớn thứ hai, là răng có vai trò rất quan trọng tham gia vào quá trình ăn nhai, nên việc xử lý răng khôn trước khi nó gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh là cực kỳ cần thiết.

minh họa các kiểu răng khôn mọc nghiêng
Minh họa các kiểu răng số 8 mọc nghiêng

c. Nang thân răng

Tiếng Anh: cyst

Răng ngầm trong xương có thể tạo nang thân răng phát triển âm thầm bên trong xương hàm. Nếu không điều trị kịp thời, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm. 

chụp phim nang thân răng biến chứng răng khôn
Phim chụp nang thân răng

d. Răng chen chúc

Tiếng Anh: crowding

Răng khôn mọc lệch có thể xô đẩy, gây chen chúc các răng trước. Trong trường hợp bệnh nhân có chỉ định niềng răng và thực hiện thủ thuật chỉnh hình răng thì nên nhổ bỏ những răng khôn mọc lệch để tránh trường hợp răng khôn mọc lệch xô đẩy làm chen chúc các răng trước sau khi đã chỉnh hình.

💡 Các bệnh nhân được chỉ định niềng răng hoặc đang niềng răng thường được bác sỹ chỉ định nhổ răng khôn mọc lệch để tránh ảnh hưởng đến kết quả chỉnh hình.

II. Nhổ răng khôn và những điều cần biết

1. Có nên nhổ răng khôn?

Bác sỹ thường chỉ định nhổ răng khôn trong các trường hợp:

  • Răng khôn mọc lệch gây biến chứng: đau răng, hạn chế ăn nhai, há ngậm miệng, nhiễm trùng, có u nang hoặc gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh;
  • Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, có khả năng gây viêm nhiễm, viêm nha chu, hoặc mọc lệch có khả năng ảnh hưởng đến răng bên cạnh;
  • Răng khôn có viêm nha chu hoặc bị sâu;
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện, khiến răng khôn trồi dài và tiếp xúc với lợi (nướu) hàm đối điện gây lở loét, sưng đau;
  • Nhổ răng khôn khi niềng răng hoặc làm các thủ thuật cấy ghép, chỉnh hình khác.

2. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn không phải là tiểu phẫu không quá phức tạp, tuy nhiên để ngăn ngừa các biến chứng trong khi nhổ và sau khi nhổ phụ thuộc nhiều vào bác sỹ cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Bác sỹ sẽ khai thác kỹ tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để đảm bảo mọi tình huống được kiểm soát tốt. Bệnh nhân bị đái tháo đường, mắc bệnh tim mạch… cần được chăm sóc và kiểm soát đặc biệt.

💡 Trước khi nhổ răng số 8, các bạn nên kê khai đầy đủ tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và các loại thuốc mình đang sử dụng nhé! Bao gồm cả tiền sử dị ứng và tiền sử huyết áp. Như vậy bác sỹ sẽ có phương án tiếp cận và đưa ra chỉ định chính xác nhất cho bạn đó.

Đối với trường hợp răng khôn có liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm… thì nên vào các cơ sở khám chữa bệnh lớn có đủ chuyên môn, do bệnh lý đã nằm ngoài phạm vi tiểu phẫu nhổ răng, cần thực hiện phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.

3. Nhổ răng khôn có đau không?

Chắc chắn “nhổ răng khôn có đau không” là câu hỏi được quan tâm nhất khi bị đau răng khôn. Vậy thực tế thì sao? Phụ thuộc khá nhiều yếu tố:

  • Khả năng đáp ứng thuốc tê: với đa số người, sau khi được tiêm thuốc tê thì quá trình nhổ răng khôn sẽ không đem lại cảm giác gì. Do vậy phần lớn các bệnh nhân đều không bị đau trong khi nhổ răng khôn mà thường đau sau khi nhổ, khi thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên vẫn có bệnh nhân hoặc cơ địa kém đáp ứng, hoặc sử dụng chất kích thích, rượu bia làm giảm tác dụng của thuốc tê.
  • Tình trạng răng khôn: răng khôn mọc ngầm, mọc nghiêng, rất sưng đau sẽ mất nhiều thời gian để xử lý hơn
  • Trạng thái tâm lý trước, trong, và sau khi nhổ răng khôn: cơ sở vật chất, cảnh quan của phòng khám, sự khích lệ của bác sỹ, có người thân bên cạnh, tất cả đều ảnh hưởng đến trải nghiệm nhổ răng khôn của bệnh nhân
  • Thể trạng sức khỏe: sức khỏe nền tốt, dinh dưỡng đầy đủ sẽ khiến trải nghiệm nhổ răng khôn tốt hơn
  • Tay nghề bác sỹ: bác sỹ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giải quyết nhanh và hạn chế tối đa cảm xúc tiêu cực của bệnh nhân
  • Công nghệ, thiết bị hỗ trợ nhổ răng khôn: hiện đã có nhiều thiết bị và công nghệ y khoa hiện đại để tiểu phẫu nhổ răng khôn diễn ra nhẹ nhàng nhất
💡 Khi nhổ răng khôn, bạn có thể thỏa thuận với bác sỹ về mức độ đau bằng "ngôn ngữ cử chỉ". Ví dụ thang đo độ đau bằng ngón tay từ 1 đến 10. Trong lúc nhổ răng nếu đau mức độ nào thì giơ từng đó ngón tay để bác sỹ thao tác nhẹ nhàng hơn, hoặc bổ sung thuốc tê.
💡 Nha khoa 360 Dental có hướng dẫn các bạn cách chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và lựa chọn nha khoa nhổ răng khôn ở phần dưới bài viết này. Thực hiện theo là các bạn đã sẵn sàng để được "nhổ răng khôn không đau" rồi đó!

4. Chuẩn bị gì trước khi nhổ răng khôn?

Sau khi đã chọn được phòng khám để nhổ răng khôn, bạn cũng nên chuẩn bị các bước sau để có tâm lý và sức khỏe tốt khi đi nhổ:

a. Đặt lịch với phòng khám

Để không phải chờ đợi làm tăng phần căng thẳng tâm lý, bạn nên đặt lịch trước với phòng khám. Nếu có thể thì chỉ định bác sỹ luôn.

b. Ăn uống đầy đủ, không sử dụng chất kích thích, rượu bia

Nếu phải xét nghiệm máu, thì bạn cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm, nhưng bạn rất nên ăn uống đầy đủ trước khi tiến hành nhổ răng để tránh bị hạ đường huyết. Chất kích thích và rượu bia có thể làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý, huyết áp và khả năng đáp ứng thuốc tê nên được khuyến cáo không sử dụng trong vòng 24h trước khi nhổ.

c. Chuẩn bị tâm lý

Nhổ răng khôn không hề đáng sợ như bạn nghĩ, vậy nên đừng nên lo lắng, hồi hộp quá. Nếu lúc đó cảm xúc không được tốt, bạn có thể dời lịch sang ngày khác. Bạn có thể rủ người thân, bạn bè đi cùng để có người hỗ trợ về mặt tinh thần, cũng như chở bạn về nếu bạn dùng phương tiện cá nhân.

d. Sắp xếp công việc

Bạn nên sắp xếp thời gian để không ảnh hưởng gia đình (vật nuôi, trẻ em), công việc, học tập, thi cử. Sau khi nhổ răng khôn hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường, nhưng để cơ thể nhanh chóng hồi phục, lành thương nhanh thì bạn nên nghỉ ngơi ít nhất một ngày sau khi nhổ răng khôn.

e. Nói với bác sỹ về tiền sử bệnh

Cần nhắc lại một lần nữa về độ quan trọng của việc khai thác tiền sử bệnh khi nhổ răng khôn. Nếu từng có tiền sử dị ứng, huyết áp, tim mạch, đang dùng thuốc… bạn nhất thiết phải khai chi tiết với bác sỹ.

Trên đây là những gợi ý về những việc nên làm trước khi nhổ răng số 8 để trải nghiệm nha khoa của bạn được tốt hơn.

5. Quy trình nhổ răng khôn

Quy trình nhổ không quá phức tạp, gồm những bước cơ bản sau:

  • Xét nghiệm máu, chụp phim – khoảng 15 phút, chưa tính thời gian chờ kết quả và phân tích phim
  • Bác sỹ tư vấn, đưa ra chỉ định – khoảng 15 phút
  • Test thuốc tê – khoảng 20 phút
  • Tiêm thuốc tê – khoảng 10 phút (tiêm thì chỉ mấy giây, sau đó đợi thuốc tê có tác dụng)
  • Nhổ răng – từ 15-40 phút tùy độ khó của răng
  • Khâu vết thương nhổ răng – 1 phút
  • Tùy từng trường hợp, bạn có thể được cho uống thuốc giảm đau tại chỗ.
  • Bác sỹ kê đơn thuốc.
  • Nghỉ ngơi sau khi nhổ – thời gian tùy từng trường hợp, sau đó bạn có thể mua thuốc và về nhà theo dõi được rồi!
  • Sau vài ngày bạn quay lại tái khám và bác sỹ tháo chỉ.

6. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

💡 Nhiều người nói: nhổ răng khôn thì chả đau tí nào, nhưng nhổ xong về nhà thì ê ẩm quá chừng! Bạn làm theo những điều dưới đây để giảm bớt cơn đau khi thuốc tê hết tác dụng nhé! Nếu nhổ răng khôn tại Nha khoa 360 Dental, bạn sẽ được phát bản in lời dặn sau khi nhổ răng, hoặc bạn có thể tự tham khảo tại đây: Lời dặn sau khi nhổ răng khôn
  • Bạn có thể cảm thấy hơi chệnh choạng, lảo đảo sau khi phẫu thuật nhổ răng. Bạn có thể bị sưng và cảm thấy đau xung quanh chỗ nhổ răng và có một chút máu trong miệng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị cơn đau. Đó có thể là thuốc giảm đau theo toa, túi đá hoặc thuốc mua tự do. Bạn nên uống giảm đau đúng giờ để tránh những cơn đau không cần thiết (thông thường là mỗi 4-6 tiếng).
  • Đơn thuốc: thường thì bạn sẽ được kê thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng, nước súc miệng đặc hiệu. Đây là ví dụ một đơn thuốc mẫu sau khi nhổ.
  • Một khi bạn cảm thấy sẵn sàng, bạn sẽ có thể về nhà. Nên có người giúp đưa bạn về nhà nhé!
  • Trong thời gian còn lại trong ngày, bạn sẽ cần thư giãn. Bạn có thể sẽ dành phần còn lại của ngày để ngủ hoặc nghỉ ngơi để nhanh lành thương.
  • Bạn phải chăm sóc răng miệng khi về nhà để tránh nhiễm trùng hoặc bất kỳ biến chứng nào.
  • Thực hiện chính xác theo các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật của bạn. Thông thường cơ sở nha khoa sẽ in cho bạn lời dặn dò và cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn. Thường thì đó là chế độ ăn uống, cách cầm máu, cách súc miệng, chăm sóc răng…
  • Bác sỹ có thể yêu cầu bạn súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng đặc hiệu. Nếu có, đừng khạc nhổ. Chỉ để nước chảy ra khỏi miệng vào bồn rửa.
  • Nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều gạc để mang về nhà. Hãy thay băng gạc thường xuyên nếu bạn cần. Băng gạc sẽ hút lượng máu dư thừa.

III. Giá nhổ răng khôn, chi phí nhổ răng khôn

1. Tại sao giá nhổ răng khôn chênh lệch nhiều?

Giá nhổ răng khôn cũng là điều băn khoăn của nhiều bệnh nhân trước khi đến thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh răng hàm mặt. Và bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên vì giá có thể chênh lệch nhau khá nhiều! Thực tế giá nhổ răng khôn phụ thuộc nhiều yếu tố sau:

  • Độ khó của ca nhổ răng khôn.
  • Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sỹ: nhổ răng khôn bởi bác sỹ có kinh nghiệm lâu năm đương nhiên sẽ có giá cao hơn.
  • Vị trí, địa thế cơ sở khám chữa bệnh: phòng khám nha khoa nằm ở các thành phố lớn sẽ có giá nhổ răng khôn cao hơn thành phố nhỏ, phòng khám nằm ở vị trí thuận lợi (mặt đường) có giá cao hơn ở vị trí khó tìm (trong ngõ, hẻm), vì giá thuê mặt bằng sẽ đội chi phí lên.
  • Thiết bị và công nghệ: phòng khám sử dụng thiết bị hiện đại có giá nhổ răng khôn cao hơn để khấu hao.
  • Dịch vụ: nếu coi khám chữa bệnh là một loại dịch vụ thì giá cả cũng sẽ tuân theo quy luật thị trường, những nơi có giá cao hơn bạn thường nhận được sự chăm sóc tốt hơn, được hưởng các tiện ích đi kèm cao cấp hơn.
  • Bảo hiểm y tế: nếu bạn có bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe và khám đúng nơi chấp nhận bảo hiểm thì sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí nhổ răng khôn.

2. Bảng giá nhổ răng khôn

Tổng hợp và thống kê lại thì chi phí nhổ răng khôn sẽ dao động trong khoảng 500.000 vnđ – 5.000.000 vnđ. Quả là sự chênh lệch đáng kể phải không nào? Để không bị rơi vào ma trận so sánh giá, bạn có thể tham khảo trước giá nhổ răng khôn tại một số cơ sở uy tín như bảng dưới đây:

Tên Nha khoaGiá nhổ răng khônLưu ý
Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội2.000.000 vnđ – 5.000.000 vnđchưa bao gồm phí khám, xét nghiệm, chụp phim, thuốc
Nha khoa Kim800.000 vnđ – 5.000.000 vnđcó liên kết Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt
Nha khoa 360 Dental – Hà Nội800.000 vnđ – 2.000.000 vnđchưa bao gồm thuốc
Nha khoa Nano Dental – Hải Phòng500.000 vnđ – 7.000.000 vnđcó phụ thu nếu nhổ bằng máy
Nha khoa Việt Plus – Thanh Hóa500.000 vnđ – 2.500.000 vnđchưa bao gồm thuốc
Nha khoa Việt Pháp – Đà Nẵng1.000.000 vnđ – 3.000.000 vnđchưa bao gồm thuốc
Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương Tp. Hồ Chí Minh500.000 vnđ – 3.000.000 vnđchưa bao gồm phí khám, xét nghiệm, chụp phim, thuốc
Nha Khoa Đông Nam – Tp. Hồ Chí Minh1.500.000 vnđ – 2.500.000 vnđchưa bao gồm phí khám, xét nghiệm, chụp phim, thuốc
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn800.000 vnđ – 2.500.000 vnđchưa bao gồm phí khám, xét nghiệm, chụp phim, thuốc
Bảng giá nhổ răng khôn một số cơ sở khám chữa bệnh răng-hàm-mặt uy tín

3. Một số lưu ý về chi phí nhổ răng khôn

Trước khi qua thăm khám, bạn nên liên hệ hỏi trước về các phụ phí khi đến nhổ răng khôn. Cụ thể một số yếu tố ảnh hưởng đến giá nhổ răng khôn như sau:

a. Phụ phí nhổ răng khó, răng mọc ngầm

Răng khó, răng mọc ngầm có giá cao hơn khoảng 300.000 vnđ đến 2.000.000 vnđ so với răng mọc bình thường.

b. Phụ phí nhổ răng khôn công nghệ

Một số nơi sẽ phụ thu nếu bạn muốn nhổ bằng máy rung siêu âm. Mức phụ thu thường là từ 200.000 vnđ đến 1.000.000 vnđ.

c. Bảo hiểm y tế cho dịch vụ nhổ răng khôn

Nếu bạn có bảo hiểm y tế nhà nước thì có thể nhổ tại cơ sở y tế đúng tuyến theo quy định để được hưởng chính sách miễn giảm. Nếu bạn có bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm y tế thương mại mua của các công ty bảo hiểm như Bảo Việt, PVI, Liberty… thì bạn sẽ được bảo hiểm chi trả cho chi phí nhổ răng khôn theo chính sách và hợp đồng với công ty bảo hiểm. Bạn có thể gọi điện trước cho công ty bảo hiểm để hiểu rõ hơn quyền lợi của mình.

💡 Một số công ty bảo hiểm, ví dụ như Bảo hiểm Bảo Việt, chỉ bồi thường chi phí khám chữa nha khoa nếu khám chữa bệnh tại đúng nha khoa mà công ty bảo hiểm chỉ định. Thường thì sẽ có một danh sách các nha khoa mà công ty đó chấp nhận.

d. Tiền chụp phim

Chụp phim không phải ở đâu cũng miễn phí. Một số nha khoa sẽ phụ thu từ 150.000 vnđ đến 300.000 vnđ.

e. Tiền thuốc

Thường thì chi phí nhổ răng khôn không bao gồm tiền thuốc, do cơ sở khám chữa bệnh không được phép bán thuốc. Sau khi nhổ bạn có thể mua thuốc tại quầy thuốc liên kết cơ sở khám chữa bệnh, hoặc tại hiệu thuốc gần đó theo đơn của bác sỹ. Tiền thuốc sau khi nhổ dao động từ khoảng 150.000 vnđ – 300.000 vnđ.

IV. KẾT LUẬN

Nếu cảm thấy bài viết trên quá dài, bạn có thể đọc tổng hợp các ý chính giải đáp thắc mắc về răng khôn như sau:

  • Răng khôn là răng hàm mọc sau cùng, hay còn gọi là răng cối (răng hàm) thứ 3, răng số 8.
  • Nếu cảm thấy đau hay bất an ở vùng răng khôn, đừng ngần ngại mà hãy đi khám ngay, để tránh biến chứng sưng đau hơn, ảnh hưởng đến răng bên cạnh, mất nhiều chi phí hơn.
  • Nhổ răng khôn không hề đáng sợ như bạn nghĩ!
  • Tìm hiểu rõ về nha khoa mình định qua thăm khám. Hãy hỏi kỹ nha khoa về chi phí nhổ răng khôn và các phụ phí khám theo kèm.
  • Uống thuốc và chăm sóc răng miệng sau khi nhổ cẩn thận theo đúng lời dặn bác sỹ.

V. Nhổ răng khôn tại Nha khoa 360 Dental

Hiện Nha khoa 360 Dental đang áp dụng ưu đãi nhổ răng khôn với giá từ 800.000 vnđ. Nếu bạn đang ở Hà Nội, bạn có thể tham khảo như là một phương án lựa chọn, chi tiết tại đây. Bạn cũng có thể xem đánh giá khách hàng về dịch vụ nhổ răng khôn tại Nha khoa 360 Dental tại website hoặc fanpage của nha khoa.

Khách hàng nhổ răng khôn tại Nha khoa 360 Dental
Khách hàng nhổ răng khôn tại Nha khoa 360 Dental

Đường dẫn để tham khảo thêm kiến thức về răng khôn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C4%83ng_kh%C3%B4n – Link wikipedia về răng khôn

https://fb.watch/69YGR4Onuk/ – Video giáo dục về sự tiến hóa của răng khôn

  1. Răng khôn không có tác dụng mà sao lại mọc?

    Trong quá trình tiến hóa từ vượn sang người, từ người tiền sử thành người hiện đại, chế độ ăn thay đổi khiến cấu trúc hàm của con người phát triển theo hướng bé đi. Răng khôn dần dần mất chức năng nhai cắn, và phần xương hàm dần chỉ đủ chỗ cho 28 răng.

  2. Tôi bị đau răng khôn, nhưng không muốn nhổ, chỉ uống thuốc có được không?

    Đau răng khôn có thể dẫn đến nhiều biến chứng, gây ra tình trạng nặng nề hơn. Việc giữ lại hay nhổ chỉ có bác sỹ chuyên môn mới có thể chỉ định sau khi khám tư vấn, chụp phim. Thống kê đa phần trường hợp sẽ được chỉ định nhổ.

  3. Nhổ răng khôn có đau không?

    Nhổ răng khôn có đau hay không phụ thuộc các yếu tố: độ khó của ca nhổ, khả năng đáp ứng thuốc tê, trình độ bác sỹ, trạng thái sức khỏe, tâm lý, công nghệ thiết bị y tế.

  4. Nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền?

    Giá nhổ răng khôn thường dao động từ 500.000 vnđ – 5.000.000 vnđ tùy từng cơ sở và từng trường hợp. Các phòng khám nha khoa có thể thu thêm phí khám, chụp phim.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top