fbpx
quy trình niềng răng

Quy trình niềng răng và những lưu ý trong quá trình niềng răng

Niềng răng đã không còn là khái niệm xa lạ trong những năm gần đây. Niềng răng chỉnh nha giúp khắc phục những khiếm khuyết về răng hô, thưa, móm, răng lệch… nhờ vậy mang đến cho người dùng một hàm răng đều, đẹp, chuẩn khớp cắn. Vậy quy trình niềng răng diễn ra như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy trình niềng răng

Thông thường, thời gian niềng răng cho mỗi khách hàng là khoảng 18 tháng để có một kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng có sự chênh lệch nhất định tùy theo tình trạng răng của từng người. Các bước diễn ra niềng răng bao gồm:

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn kế hoạch điều trị

Đây là bước đầu tiên trong quy trình niềng răng, nhưng có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình chỉnh nha.

– Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát răng miệng để kiểm tra tình trạng răng miệng và lấy dấu mẫu hàm
– Chụp hình trong và mặt ngoài của miệng
– Chụp X quang
– Bác sĩ nha khoa tư vấn tình trạng răng miệng và lên kế hoạch điều trị
– Ký hợp đồng niềng răng tại cơ sở nha khoa

Các bước niềng răng thẩm mỹ

Bước 2: Điều trị bệnh nha khoa với những người có vấn đề răng miệng

Trước khi niềng răng, bác sĩ cần đảm bảo khách hàng không có các bệnh về răng miệng để hạn chế các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng. Cao vôi răng sạch sẽ, loại bỏ những mảng bám có trên răng, cổ răng và nướu để hạn chế viêm nha chu.

Nếu bạn có vấn đề về viêm nha chu, viêm tủy, nhiễm trùng, sâu răng,… thì cần được điều trị hoàn toàn trước khi niềng răng.

Bước 3: Gắn khí cụ

Sau khi đã thăm khám và điều trị bệnh răng miệng tổng quát, khách hàng sẽ được tiến hành gắn khí cụ, hỗ trợ quá trình treo mắc cài diễn ra thuận lợi. Các loại khí cụ như thun tách kẽ, gắn khâu, nong hàm,…

Bước 4: Gắn mắc cài

Mắc cài được gắn ở các bề mặt của răng, dây cung nằm trong các rãnh mắc cài để tạo lực siết. Các răng di chuyển dần về đúng vị trí.

Bước 5: Tái khám và theo dõi

Sau khi gắn mắc cài, người niềng răng được hẹn tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sau mỗi 7 ngày, 2 tuần hay 1 tháng… Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ chỉnh mắc cài và chụp hình răng, hàm để theo dõi hiệu quả của quá trình niềng răng.

Các bước trong niềng răng

Bước 6: Tháo mắc cài

Kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ chỉnh nha tiến hành tháo mắc cài. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thêm việc đeo hàm duy trì bằng nhựa cứng. Hàm duy trì có tác dụng giữ răng không bị di chuyển, tránh tái phát sau khi niềng răng. Thời gian đeo hàm phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người khác nhau.

Những nguyên tắc khi đeo hàm duy trì:

  • Tuân thủ thời gian đeo
  • Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp
  • Vệ sinh hàm duy trì
  • Tái khám đúng hẹn

Những lưu ý khi niềng răng

Niềng răng có thể gây nên đau nhức và khó chịu cho khách hàng trong giai đoạn đầu. Để làm giảm những cơn đau khi niềng răng, đồng thời bảo vệ răng miệng trong quá trình niềng, các bạn nên lưu ý một số vấn đề:

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:

  • Khi niềng răng, không nên ăn những thực phẩm dính, cao su làm hỏng niềng răng
  • Không sử dụng các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột dễ gây sâu răng và các vấn đề khác.
  • Sử dụng các thực phẩm mềm, không quá cứng
Những lưu ý cho người niềng răng

Chăm sóc răng miệng

  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng các loại kem đánh răng có chứa flour vừa đủ
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các vùng kẽ răng
  • Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày để làm sạch răng và nướu.
  • Sử dụng các loại sáp mềm mà nha sĩ cho để hạn chế cọ xát, hạn chế vết loét hay gây đau trong răng miệng.

Niềng răng cần một quá trình dài thực hiện nhưng mang lại cho người niềng một nụ cười đẹp, tự tin cùng với hàm răng trắng sáng, đều đẹp. Liên hệ với 360 Dental để được tư vấn quá trình niềng răng và lên lịch thăm khám bạn nhé!

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt
Scroll to Top